Văn hóa doanh nghiệp là gì? 6 yếu tố để xây dựng văn hóa doanh nghiệp!
Có một nhà kinh tế học đã nhận định rằng văn hóa là linh hồn của doanh nghiệp. Nó đóng một vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Vậy bạn hiểu gì về văn hóa doanh nghiệp? Trong bài viết sau đây sẽ phân tích 6 yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Mục lục:
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp nhưng trước tiên để định nghĩa được nó thì chúng ta cần phải hiểu văn hóa là gì?
“Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và các hoạt động thực tiễn trong lịch sử của mình. Văn hóa trong mỗi thời kỳ có những biểu hiện về trình độ khác biệt”. Hai nhà triết học nổi tiếng C. Mac và PH.Ăngghen cũng đã khẳng định văn hóa là được hình thành từ hai hoạt động “sản xuất vật chất” và “sản xuất tinh thần”.
Từ khái niệm văn hóa chúng ta có thể khái quát được định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp như sau:
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Nó bao gồm tất cả các giá trị, quan niệm và truyền thống đã ăn sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp. Nó chi phối đến tình căm, nếp sống, suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong nghiệp. Nó thúc đẩy các thành viên thực hiện tốt các mục đích của doanh nghiệp phát triển của doanh nghiệp.
Nhìn chung văn hóa doanh nghiệp là những đặc trưng cụ thể riêng biệt của từng công ty. Nó là sản phẩm do những người làm trong doanh nghiệp tạo nên và đem lại các giá trị tinh thần bền vững. Nhờ có văn hóa doanh nghiệp mà một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ và cùng hành động theo những giá trị văn hóa đó. Chính vì vậy mà văn hóa được xem là linh hồn của mỗi doanh nghiệp
Những yếu tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Mỗi một nền văn hóa doanh nghiệp đều có những nét độc đáo riêng. Các yếu tố cấu thành nó cũng có những điểm riêng biệt. Theo nhà báo John Coleman nhận định thì văn hóa của mỗi doanh nghiệp đều được xây dựng dựa trên 6 yếu tố cơ bản như sau:
Yếu tố tầm nhìn
Tầm nhìn là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó chi phối đến văn hóa của doanh nghiệp đó. Tầm nhìn có thể bao quát những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mỗi doanh nghiệp. Từ đó đưa ra mục tiêu để thực hiện được tầm nhìn chiến lược dó. Các nhân viên trong công ty sẽ nỗ lực hành động để đạt mục tiêu đã đề ra.
Yếu tố này được nhìn nhận rõ nhất tại các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận. Những doanh nghiệp này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nên tính nhân văn chứa đựng trong tầm nhìn phát triển của họ sẽ tốt hơn. Ví dụ như hiệp hội Alzheimer có tầm nhìn và khẩu hiệu: “Vì một thế giới không Alzheimer”…
Tóm lại tầm nhìn là một yếu tố đơn giản nhưng nó lại là nền tảng của 1 nền văn hóa.
Yếu tố giá trị
Giá trị của doanh nghiệp chính là yếu tố cốt lõi mà văn hóa doanh nghiệp đó thể hiện. Chính giá trị này điều chỉnh những hành vi và quan điểm của doanh nghiệp để thực hiện tốt các yếu tố tầm nhìn chiến lược. Thông thường các doanh nghiệp sẽ nhận thất các giá trị của họ thông qua các khía cạnh như: nhân viên, khách hàng, chính sách, sự chuyên nghiệp… Chính sự phát huy những giá trị đó một cách độc đáo và sáng tạo sẽ làm nên một nền văn hóa công ty tốt.
Yếu tố thực tiễn
Thực tiễn chính là yếu tố kiểm nghiệm tính chính xác của tầm nhìn và các giá trị văn hóa doanh nghiệp. Nếu những yếu tố này được tôn trọng trong thực tiễn thì nó sẽ đem đến hiệu quả trực tiếp cho tổ chức về các mặt lợi nhuận, đầu tư còn người và sự phát triển bền vững. Nhưng nếu để các giá trị đó quá thấp trong thực tiễn thì doanh nghiệp sẽ không thể xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp.
Yếu tố con người
Con người chính là chủ thể đưa ra tầm nhìn chiến lược và các giá trị văn hóa cốt lõi. Một công ty xây dựng được văn hóa doanh nghiệp tốt khi có được những nhân viên tốt và ngược tại. Chính vì vậy mà quá trình tuyển dụng và tìm kiếm nhân tài tại các công ty lớn có tên tuổi rất được coi trọng.
Sức mạnh câu chuyện
Sức mạnh câu chuyện cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Nó giúp thương hiệu của doanh nghiệp được quảng bá rộng rãi hơn, đem lại những giá trị cốt lõi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhìn chung những bài học thông qua các câu chuyện chính là yếu tố giúp doanh nghiệp có những bước tiến thành công mới tạo nên thành tựu vững chắc trong quá trình phát triển.
Yếu tố môi trường làm việc mở
Có thể nói xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả chính là xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Những môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động sẽ đẩy mạnh tính sáng tạo của nhân viên giúp đem lại năng suất lao động và hiệu quả trong công việc cao. Đồng thời nó cũng là một cách để xây dựng giá trị bản thân, hình thành những thói quen và cách ứng xử văn minh trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đây được xem là yếu tố độc đáo tạo nên nét văn hóa riêng cho mỗi doanh nghiệp.
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quản lý và điều hành một doanh nghiệp. Nếu muốn hệ thống quản lý tốt thì người lãnh đạo cần sử dụng công cụ văn hóa một cách tinh tế và khéo léo. Từ đó phát huy các giá trị cốt lõi, xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và sáng tạo. Cùng với đó hình thành nên một môi trường làm việc mở, hiện đại kích thích sự phát triển của toàn doanh nghiệp.
Tuy nhiên chúng ta không nên nhầm lẫn hai khái niệm đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh là một khái niệm chỉ tập hợp các nguyên tắc và chuẩn mực chung có tác dụng điều chỉnh, đánh giá và hướng dẫn kiểm soát những hành vi của các chủ thể thực hiện việc kinh doanh. Hiểu một cách ngắn gọn thì đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, nguyên tắc được vận dụng vào hoạt động kinh doanh chung.
Khái niệm này hoàn toàn khác với khái niệm văn hóa doanh nghiệp đã nêu ra ở trên. Chúng ta có thể lấy một ví dụ văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh để so sánh như sau:
Ví dụ: Văn hóa doanh nghiệp của công ty Zappos. Đây là một thương hiệu chuyên sản xuất giày dép online trên thế giới. Công ty này đã đưa ra 10 giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp mình gồm có:
- Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tuyệt vời
- Nắm bắt xu hướng mới và sẵn sàng thay đổi
- Tạo nét riêng biệt và hơi dị biệt
- Phiêu lưu, sáng tạo và cầu tiến đón nhận cái mới
- Theo đuổi mục tiêu phát triển không ngừng và học hỏi cái mới
- Xây dựng mối quan hệ thành thực
- Xây dựng tinh thần làm việc nhóm chuyên nghiệp, thành thực
- Làm việc hơn với nguồn nhân lực ít hơn
- Đam mê với nghề nghiệp
- Luôn khiêm tốn.
Từ ví dụ này của Zappos chúng ta có thể thấy được họ xây dựng được một văn hóa công ty tốt để đem lại cho khách hàng dịch vụ chăm sóc tốt và thương hiệu mạnh.
Ví dụ về đạo đức kinh doanh:
Ví dụ vụ việc hóa chất tại nhà máy Samsung khiến nhiều công nhân bị ung thư là một trong những biểu hiện của vi phạm đạo đức kinh doanh. Nó dấy lên nhiều tranh cãi tại Hàn Quốc nhưng công ty này vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Hàn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp cùng tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã đem đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc.