Bạn đang tìm hiểu về khái niệm FDI? Nhưng bạn không biết FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp như thế nào? Vậy thì hãy theo dõi ngay bài chia sẻ sau đây của An Việt Hùng để biết thêm chi tiết.
Mục lục:
FDI là gì?
FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế này thực hiện đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác. Hay nói đơn giản FDI là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài Việc đầu tư vốn FDI nhằm mục đích lợi nhuận hoặc các lợi ích khác mà nhà đầu tư nước ngoài hướng đến.
Khi doanh nghiệp FDI nhận được vốn FDI thì đều có định hướng phát triển với mục tiêu dài hạn. Bởi vì những doanh nghiệp này đều muốn kinh doanh lâu dài trên nền kinh tế khác với mục đích thu được lợi nhuận cao. Chính vì vậy mà họ cần giữ các mối quan hệ lâu dài với các nhà đầu tư. Trong đó quyền quản lý các doanh nghiệp FDI là quyền có thể thực hiện các quyết định quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Những quyết định này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhận vốn FDI. Cụ thể đó là những quyết định liên quan đến chiến lược phát triển, phân chia lợi nhuận và tỷ lệ đầu tư, góp vốn…
Đặc điểm của vốn FDI
- Là nguồn vốn nước ngoài đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
- Tùy theo quy định của từng quốc gia mà số vốn FDI tối thiểu sẽ được kiểm soát rõ ràng và kiểm soát các doanh nghiệp nhận đầu tư.
- Các nền kinh tế nhận đầu tư FDI phải có hệ thống hành lang pháp lỹ rõ ràng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích lợi nhuận của nhà đầu tư.
- Tỷ lệ góp vốn FDI được căn cứ vào quy định pháp luật của từng nước. Lợi nhuận và rủi ro cũng được dựa theo tỷ lệ góp vốn giữa các bên.
- Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến thu nhập của nhà đầu tư.
- Các doanh nghiệp FDI thường được nhận kèm theo các công nghệ sản xuất mới từ nhà đầu tư. Chính vì vậy việc nhận vốn FDI được xem như một bước đi tắt đón đầu về công nghệ của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Từ việc tìm hiểu về khái niệm FDI chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản khái niệm doanh nghiệp FDI như sau:
Doanh nghiệp FDI là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn này được sử dụng cho lĩnh vực kinh doanh là chủ yếu. Trong tiếng anh FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment. Doanh nghiệp có vốn FDI được chia làm 2 loại chính như sau:
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp liên doanh giữa vốn đầu tư nước ngoài và trong nước.
Nếu hiểu một cách đơn giản thì doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài là bao nhiêu không có quy định rõ ràng. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp FDI khác nhau. Các doanh nghiệp được thừa hưởng những khoa học mới, tối ưu được chi phí và đem lại lợi nhuận cao nhất củng cố vị trí của nó trên thị trường cạnh tranh chung.
Đặc điểm của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Doanh nghiệp FDI là một hình thức doanh nghiệp được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam. Các doanh nghiệp này có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Doanh nghiệp FDI sẽ cần thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới lãnh thổ được đầu tư với những hành lang pháp lý phù hợp cho sự phát triển kinh tế.
- Thiết lập mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền ra các quyết định quản lý đối với các khoản vốn đã đầu tư.
- Các doanh nghiệp nhận vốn FDI có thể xem như là một sự mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia.
- Nhờ có nguồn vốn đầu tư FDI mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể đi tắt đón đầu các khoa học và công nghệ, kỹ thuật mới.
- Là một trong những bước tiến mở rộng hội nhập với nền kinh tế, thương mại quốc tế.
Vai trò của doanh nghiệp FDI
Từ những đặc điểm kể trên thì chúng ta có thể rút ra một số vai trò của doanh nghiệp FDI như sau:
- Các doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.
- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho nguồn nhân lực trẻ nước ta.
- Tạo cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ mới.
- Tạo điều kiện khai thác nguồn vốn nước ngoài kích thích sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, giúp lưu thông tiền tệ.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Giúp nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, phát triển thị trường.
Trên đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi “FDI là gì”. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc về FDI có thể liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhất.